Các lỗi chế tạo Sản phẩm FRP nền nhựa Polyester có dùng Gel
Coat
Phương án thủ công (Hand layup)
![]() |
Chế tạo Sản phẩm |
Cơ chế đóng rắn nhựa UPE (Polyester Resin) bị ức chế trong không khí. Vì
vậy, nếu mặt nhựa tiếp xúc với không khí, bề mặt ngoài của sản phẩm sẽ vẫn còn dính nhựa trong rất nhiều tuần. Nếu quá trình đóng rắn được tăng tốc nhanh, như
trường hợp làm tấm (Laminate) dày, sự ức chế của không khí sẽ không có do tác
động nhiều do tỏa nhiệt cao của quá trình đóng rắn.
Tuy nhiên trường hợp lớp FPP mỏng, ví dụ như lớp phủ bề mặt (surface cating) cần bổ xung chất chống dính ( styrene wax ( wax lỏng) , olefin ..) để nhựa đóng rắn hoàn toàn. Lớp wax trên bề mặt sau khi đóng rắn có thể làm sạch bằng nước xà phòng. Đối với lớp gel coat trên mặt khuôn không cần sử dụng Wax do không tiếp xúc với không khí, chỉ sử dụng wax cho lớp gel coat hoặc lớp nhựa phủ bề mặt ngoài.
Sử dụng Gel Coat hiệu quả:
![]() |
Đầu phun Gel Coat |
![]() |
Khuôn chế tạo |
Lớp Gel Coat thường được sử dụng trên bền mặt khuôn và ở lớp phủ ngoài (Surface
Coating).
Nên phun phủ tối thiểu 02 lớp Gelcoat với độ dày đạt 0,4mm/ mỗi lớp, thời
gian chờ giữa 2 lần phủ > 2 giờ. Đảm bảo bề mặt lớp thứ nhất không dính ướt trước khi phủ lớp
Gel Coat thứ 2. Chất đóng rắn MEKP nên dùng từ 1,8 à 2% thể tích.
Sử dụng Gel Coat rất quan trọng trong SX sản phẩm FRP đúc khuôn. Chất
lượng phụ thuộc vào sự biến đổi nhiệt độ trong khi đóng rắn, điều kiện môi
trường, và đặc biệt kỹ thuật của công nhân. Dưới đây là một số khiếm khuyết
thường gặp.
Các lỗi thông thường và xử lý:
1.
Vệt rạn, nhăn, lỗ lõm trên bề mặt
Bề mặt Sản phẩm xuất hiện vệt nhăn thường do lớp Gel coat quá mỏng, chiều
dày dưới 0,2mm, đặc biệt nhiều nếu dùng chổi sơn để quét phủ.Các vệt nhăn này
cũng có thể xuất khiện khi lớp Gel Coat chưa đóng rắn hoàn toàn khi phủ các lớp
FRP. Trước khi phủ FRP nên kiểm tra đảm bảo bề mặt Gel coat, bề mặt có thể còn
dính nhưng không được dính màu gel coat vào ngón tay.
Trường hợp bề mặt có các lỗ nhỏ : Nguyên nhân có thể do đường khí cấp cho
thiết bị phun chứa hơi ẩm hay dính nước. Ngoài ra bình đựng nhựa cũng có thể
dính tạp chất.
Kiểm tra vệ sinh lại thiết bị.
2.
Bề mặt Gel Coat không khô
Nguyên nhân chính là do độ ẩm trong không khí khi thi công. Nhiệt độ giảm
cũng làm chậm quá trính đóng rắn nhưng không ảnh hưởng nhiều như độ ẩm.
3.
Hiện tượng võng, bề mặt không phẳng
Thường do áp lực phun lên bề mặt quá mạnh, quá tập trung. Để xử lý công
nhân cần để máy phun cách bề mặt 350mm đến 400mm và phun trải rộng nhiều lượt
mỏng đến hết lượng nhựa tính toán.
4. Hiện tượng bọt khí:

5.
Hiện tượng phồng, rộp trên lớp bề mặt
Thường do 2 nguyên nhân chính
- Lớp gel coat chưa đóng
rắn hoàn toàn khi phủ lớp FRP lên trên.
- Hoặc do lớp GelCoat
trên mặt khuôn quá mỏng.
6.
Bong tróc lớp Gel coat trước khi phủ FRP
![]() |
Lu kim loại khử bọt |
Bóc tróc lớp Gel Coat thường xảy ra do đóng rắn nhựa xảy ra quá nhanh.
Ngoài ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ giữa khuôn và lớp phủ FRP cũng có thể
gây ra hiện tượng này, thường xảy ra với khuôn để ngoài trời.
7.
Lộ kết cấu vải trên bề mặt:
Do Gel chưa đóng rắn hoàn toàn đã làm lớp FRP.
Độ dày lớp Gel Coat phủ quá mỏng
8.
Hiện tượng dính khuôn
Chống dính bề mặt khuôn chưa tốt.
______________________________________________________________________________
Hy vọng nội dung bài viết sẽ hộ trợ được ace!